Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Hội Nông dân Giải phóng miền Nam 21/4/1961-21/4/2023

Thứ sáu - 21/04/2023 08:21
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Hội Nông dân Giải phóng miền Nam 21/4/1961-21/4/2023
Hội Nông dân Giải phóng miền Nam – tổ chức nòng cốt của cách mạng ở nông thôn miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, đất nước tạm thời chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau để hai năm sau tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, tìm cách phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, chúng hất cẳng Pháp và tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ nhằm lập phòng tuyến ngăn chặn sự phát triển của CNXH.
Để thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ thiết lập ở miền Nam chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm , một chế độ độc tài phát xít tàn bạo, chúng liên tiếp gây ra các vụ tàn sát đẫm máu, điển hình như: ở Chợ Được, đập Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Mỏ Cày (Bến Tre); đầu độc Nhà lao Phú lợi (Bình Dương) chúng giết hại hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ cách mạng và thương dân vô tội khác, hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, đè bẹp ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Cùng với việc thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” nhằm triệt phá cơ sở cách mạng khắp các địa bàn nông thôn miền Nam, Mỹ - Diệm còn âm mưu phục hồi giai cấp địa chủ, bày trò cải cách điền địa, ban bố Đạo luật số 2; số 7 và số 57 để lừa bịp nông dân, nhằm bần cùng hóa nông dân, đưa nông dân trở lại cuộc đời nô lệ làm thuê cho bọn địa chủ, tước đoạt thành quả về ruộng đất mà cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang lại cho nông dân. Trước tình hình đó, tổ chức Hội Nông dân cũng chuyển hướng họat động dưới hình thức tương trợ, vạn vần đổi công để tiếp tục lãnh đạo nông dân và tìm mọi cách bắt liên lạc với tổ chức Đảng, che dấu, bảo vệ đảng viên và cán bộ; Đồng thời, không cam chịu cảnh “cá chậu chim lồng”, nông dân miền Nam tiếp tục vùng lên chống lại các chính sách phản động của Mỹ - Diệm bằng các cuộc đấu tranh từ công khai bất hợp pháp và hợp pháp, từ đấu tranh chính trị đến dùng bạo lực nhằm phá thế bao vây, kìm kẹp của địch và diệt địch liên tiếp nổ ra khắp miền Nam, chống lại chế độ bù nhìn, tay sai Ngô Đình Diệm đòi thực hiện các điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ, chống khủng bố, trả thù người kháng chiến; yêu cầu bải bỏ các Đạo luật phục hồi giai cấp địa chủ cướp bóc ruộng đất của nông dân.
Đặc biệt từ giữa năm 1959, trước khí thế sục sôi cách mạng và sự khủng bố dã man của kẻ thù, bọn bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm công bố Luật 10/59, Mỹ - Diệm đã lê máy chém khủng bố man rợ khắp miền Nam, phong trào nông dân khắp miền Nam đã vùng lên đập tan từng mảng chính quyền cơ sở của địch.
Đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, trên cơ sở Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn tháng 01/1959. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Trung ương Đảng (khóa II) đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và  phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và “người cày có ruộng”, xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Hội nghị đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Phương pháp đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp chặt chẽ 3 vùng: đô thị, đồng bằng và rừng núi. Trên tinh thần đó, Hội nghị xác định phải thành lập một mặt trận rộng rãi ở miền Nam nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai.
Trước thắng lợi to lớn của phong trào Đồng khởi, ngày 20/12/1960 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dưới sự  lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời và trở thành thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 01/1965, Đại hội thứ nhất của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam được khai mạc, Đại hội đã đánh giá tình  hình hoạt động của Hội từ khi ra đời (1961) và quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch “bình định”, “gom dân lập ấp” của địch. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, đảm bảo đời sống và cung cấp sức người, của cải cho tiền tuyến.
Hội Nông dân các cấp trong toàn miền đã lãnh đạo nông dân đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ của Mặt trận giải phóng dân tộc, nông dân miền Nam liên tiếp nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần quan trọng làm chuyển biến cục diện chiến tranh, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn, thống nhất đất nước, Nam Bắc sum họp một nhà.
Phát huy thành tựu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thực hiện đường lối đổi mới, Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục phát huy chức năng là tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền vận động nông dân, tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là 3 phong trào thi đua lớn: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững; phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ; phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh. Mặc dù phải thường xuyên chống chọi với thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và chịu ảnh hưởng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà nông dân là chủ thể đã giữ vững được sự ổn định, hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp, dịch vụ góp phần bảo đảm cho nền kinh tế - xã hội cả nước. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng nông nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới;  kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn đã khang trang tiến bộ hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư hầu hết các vùng nông thôn được cải thiện. Dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Người nông dân có nhiều điều kiện, cơ hội đã làm giàu cho gia đình, cho quê hương, cho đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới Hội đã gắn công tác tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động với đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân, nhất là về vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường, dịch vụ đầu vào, xây dựng mô hình sản xuất; hăng hái tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Tự hào với truyền thống cách mạng 62 năm Hội Nông giải phóng miền Nam và truyền thống 93 năm của Hội Nông dân Việt Nam, các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân cả nước nói chung, Hội Nông dân thị trấn nói riêng tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nêu cao vai trò, trách nhiệm trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt là Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” và Quyết định số 673  của Thủ tướng Chính phủ. Động viên cán bộ, hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách tập trung xây dựng, củng cố tổ chức Hội thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động. Tiếp tục tổ chức các phong trào nông dân thi đua yêu nước gắn với việc đẩy mạnh “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hướng mọi hoạt động của hội viên, nông dân vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; trong đó trọng tâm là 3 phong trào thi đua lớn của Hội. Vận động nông dân quyết tâm thực hiện nâng cao chất lượng, tính bền vững các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh và xây dựng khối phố đô thị mới, góp phần triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Phú Thịnh lần thứ XI đã đề ra, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tích cực trong bảo vệ môi trường nông thôn, tham gia phòng chống tội phạm và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nông dân; Cán bộ, hội viên, nông dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời nắm bắt những bức xúc, vướng mắc phát sinh trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn để chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền kịp thời giải quyết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia có hiệu quả xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
          Kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Hội Nông dân giải phóng miền Nam là dịp để cán bộ, hội viên, nông dân cùng nhau  ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam; cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân ra sức thi đua, phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình, thịnh vượng.
Hội Nông dân Giải phóng miền Nam – tổ chức nòng cốt của cách mạng ở nông thôn miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, đất nước tạm thời chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau để hai năm sau tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, tìm cách phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, chúng hất cẳng Pháp và tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ nhằm lập phòng tuyến ngăn chặn sự phát triển của CNXH.
Để thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ thiết lập ở miền Nam chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm , một chế độ độc tài phát xít tàn bạo, chúng liên tiếp gây ra các vụ tàn sát đẫm máu, điển hình như: ở Chợ Được, đập Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Mỏ Cày (Bến Tre); đầu độc Nhà lao Phú lợi (Bình Dương) chúng giết hại hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ cách mạng và thương dân vô tội khác, hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, đè bẹp ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Cùng với việc thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” nhằm triệt phá cơ sở cách mạng khắp các địa bàn nông thôn miền Nam, Mỹ - Diệm còn âm mưu phục hồi giai cấp địa chủ, bày trò cải cách điền địa, ban bố Đạo luật số 2; số 7 và số 57 để lừa bịp nông dân, nhằm bần cùng hóa nông dân, đưa nông dân trở lại cuộc đời nô lệ làm thuê cho bọn địa chủ, tước đoạt thành quả về ruộng đất mà cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang lại cho nông dân. Trước tình hình đó, tổ chức Hội Nông dân cũng chuyển hướng họat động dưới hình thức tương trợ, vạn vần đổi công để tiếp tục lãnh đạo nông dân và tìm mọi cách bắt liên lạc với tổ chức Đảng, che dấu, bảo vệ đảng viên và cán bộ; Đồng thời, không cam chịu cảnh “cá chậu chim lồng”, nông dân miền Nam tiếp tục vùng lên chống lại các chính sách phản động của Mỹ - Diệm bằng các cuộc đấu tranh từ công khai bất hợp pháp và hợp pháp, từ đấu tranh chính trị đến dùng bạo lực nhằm phá thế bao vây, kìm kẹp của địch và diệt địch liên tiếp nổ ra khắp miền Nam, chống lại chế độ bù nhìn, tay sai Ngô Đình Diệm đòi thực hiện các điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ, chống khủng bố, trả thù người kháng chiến; yêu cầu bải bỏ các Đạo luật phục hồi giai cấp địa chủ cướp bóc ruộng đất của nông dân.
Đặc biệt từ giữa năm 1959, trước khí thế sục sôi cách mạng và sự khủng bố dã man của kẻ thù, bọn bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm công bố Luật 10/59, Mỹ - Diệm đã lê máy chém khủng bố man rợ khắp miền Nam, phong trào nông dân khắp miền Nam đã vùng lên đập tan từng mảng chính quyền cơ sở của địch.
Đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, trên cơ sở Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn tháng 01/1959. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Trung ương Đảng (khóa II) đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và  phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và “người cày có ruộng”, xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Hội nghị đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Phương pháp đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp chặt chẽ 3 vùng: đô thị, đồng bằng và rừng núi. Trên tinh thần đó, Hội nghị xác định phải thành lập một mặt trận rộng rãi ở miền Nam nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai.
Trước thắng lợi to lớn của phong trào Đồng khởi, ngày 20/12/1960 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dưới sự  lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời và trở thành thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 01/1965, Đại hội thứ nhất của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam được khai mạc, Đại hội đã đánh giá tình  hình hoạt động của Hội từ khi ra đời (1961) và quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch “bình định”, “gom dân lập ấp” của địch. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, đảm bảo đời sống và cung cấp sức người, của cải cho tiền tuyến.
Hội Nông dân các cấp trong toàn miền đã lãnh đạo nông dân đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ của Mặt trận giải phóng dân tộc, nông dân miền Nam liên tiếp nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần quan trọng làm chuyển biến cục diện chiến tranh, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn, thống nhất đất nước, Nam Bắc sum họp một nhà.
Phát huy thành tựu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thực hiện đường lối đổi mới, Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục phát huy chức năng là tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền vận động nông dân, tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là 3 phong trào thi đua lớn: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững; phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ; phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh. Mặc dù phải thường xuyên chống chọi với thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và chịu ảnh hưởng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà nông dân là chủ thể đã giữ vững được sự ổn định, hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp, dịch vụ góp phần bảo đảm cho nền kinh tế - xã hội cả nước. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng nông nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới;  kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn đã khang trang tiến bộ hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư hầu hết các vùng nông thôn được cải thiện. Dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Người nông dân có nhiều điều kiện, cơ hội đã làm giàu cho gia đình, cho quê hương, cho đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới Hội đã gắn công tác tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động với đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân, nhất là về vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường, dịch vụ đầu vào, xây dựng mô hình sản xuất; hăng hái tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Tự hào với truyền thống cách mạng 62 năm Hội Nông giải phóng miền Nam và truyền thống 93 năm của Hội Nông dân Việt Nam, các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân cả nước nói chung, Hội Nông dân thị trấn nói riêng tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nêu cao vai trò, trách nhiệm trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt là Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” và Quyết định số 673  của Thủ tướng Chính phủ. Động viên cán bộ, hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách tập trung xây dựng, củng cố tổ chức Hội thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động. Tiếp tục tổ chức các phong trào nông dân thi đua yêu nước gắn với việc đẩy mạnh “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hướng mọi hoạt động của hội viên, nông dân vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; trong đó trọng tâm là 3 phong trào thi đua lớn của Hội. Vận động nông dân quyết tâm thực hiện nâng cao chất lượng, tính bền vững các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh và xây dựng khối phố đô thị mới, góp phần triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Phú Thịnh lần thứ XI đã đề ra, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tích cực trong bảo vệ môi trường nông thôn, tham gia phòng chống tội phạm và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nông dân; Cán bộ, hội viên, nông dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời nắm bắt những bức xúc, vướng mắc phát sinh trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn để chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền kịp thời giải quyết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia có hiệu quả xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
          Kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Hội Nông dân giải phóng miền Nam là dịp để cán bộ, hội viên, nông dân cùng nhau  ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam; cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân ra sức thi đua, phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình, thịnh vượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây