Mặt trận các cấp chủ trì tổ chức và tham gia gần 14 nghìn cuộc giám sát, gần 1.000 cuộc phản biện xã hội

Thứ ba - 28/02/2023 20:14
Sáng nay 28/2, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: V.A
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: V.A

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca chủ trì hội nghị. Đến dự có Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy Dung.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca đánh giá, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch 403, công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể, chặt chẽ, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.

Trong 5 năm qua (2017 - 2022), Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức và tham gia gần 14 nghìn cuộc giám sát và gần 1.000 cuộc phản biện xã hội. Sau giám sát, phản biện xã hội, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp nghiêm túc tiếp thu, xem xét, giải quyết và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đạt tỷ lệ gần 80%.
 

anh mt2

Đặc biệt, sau khi tổ chức phản biện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã kiến nghị Thường trực HĐND tỉnh thống nhất không đưa vào chương trình kỳ họp của HĐND tỉnh để thảo luận thông qua đối với 2 dự thảo đề án chưa thật sự cần thiết, chưa phù hợp thực tiễn, thiếu tính khả thi và không hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca cho biết công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định cần được khắc phục trong thời gian tới.

Đó là chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội ở một số địa phương có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội có lúc, có địa phương chưa chủ động, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Việc xác định đối tượng, nội dung, hình thức giám sát, phản biện xã hội ở một số địa phương còn lúng túng. Nhiều ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội chưa sâu, tính thuyết phục chưa cao.

Trách nhiệm của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc tiếp thu, giải quyết, trả lời kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội thiếu quyết liệt, chưa đến cùng…

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca đề nghị đại biểu nghiên cứu và tích cực tham gia thảo luận, trao đổi để làm rõ kết quả đạt được và nguyên nhân của hạn chế, phân tích những kinh nghiệm hay, hiệu quả.

Đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp để tiếp tục phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội theo đúng tinh thần Chỉ thị 18 ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư và Chỉ thị 37 ngày 18/1/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam.

Tác giả: Thị trấn Phú Thịnh

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

NHẠC PHÚ NINH

ĐIỀU HÀNH

qoffice

Thống kê

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay617
  • Tháng hiện tại8,395
  • Tổng lượt truy cập544,389
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây